Quy trình châm cứu khớp gối bằng phương pháp điện châm

Điện châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau khớp gối đạt hiệu quả cao, đồng thời để lại ít biến chứng cho bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu vai trò của châm cứu khớp gối bằng điện châm cũng như quy trình điều trị qua bài viết dưới đây.

Tình trạng đau khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp có cường độ hoạt động cao nhất trong cơ thể người. Khớp nằm giữa xương đùi và xương chày, thuộc loại khớp lồi cầu. Vì cần hoạt động liên tục nên khớp gối có hệ thống nối khớp đa dạng, bao gồm các phần sau:

  • Bao khớp
  • Dây chằng: Dây chằng trước, dây chằng sau, dây chằng chéo, dây chằng bên
  • Bao hoạt dịch
  • Cơ vùng gối: Đầu tận của cơ nhị đầu đùi – cơ bán gân – cơ bán màng – cơ bụng chân

 

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp đầu gối

Tìm hiểu chính xác nguyên nhân đau khớp gối giúp quá trình châm cứu khớp gối được tiến hành hiệu quả hơn. Đau khớp gối có 3 nguyên nhân chính là chấn thương, vấn đề cơ học hoặc là biểu hiện của bệnh.

  • Chấn thương: Gãy xương, giãn dây chằng, rách sụn chêm, viêm túi hoạt dịch bao gối, viêm gân bánh chè, đứt dây chằng. Chấn thương xảy ra khi làm việc, tai nạn hoặc chơi thể thao.
  • Vấn đề cơ học: Có dị vật trong khớp gối, hội chứng dải chậu chày, trật bánh chè, ảnh hưởng từ các khớp khác.
  • Tình trạng viêm khớp: Viêm khớp rất đa dạng như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, Gout, viêm giả Gout, viêm khớp nhiễm trùng.
  • Các yếu tố khác: Đau khớp do vận động quá tải, thừa cân, yếu cơ, tiền chấn thương, bàn chân bẹt,….

 

Triệu chứng đau khớp đầu gối thường gặp

Những dấu hiệu sau phần nào cho thấy bạn đang bị đau khớp gối với các mức độ khác nhau:

  • Đau nhức khớp gối, cứng khớp
  • Khớp gối bị dị dạng (cong hoặc lõm), đầu gối sưng rõ có thể quan sát được
  • Đầu gối nổi đỏ, sờ vào thấy ấm nóng
  • Nghe tiếng lạo xạo khi vận động khớp
  • Mất hoặc hạn chế khả năng vận động đầu gối
  • Mất cảm giác hoặc tê liệt khớp gối
  • Triệu chứng khác: sốt, ớn lạnh, mỏi cơ,…

 

Điều trị đau khớp gối bằng châm cứu điện

Mục tiêu của phương pháp

Các trường hợp đau khớp gối do gãy xương, đứt dây chằng, có dị vật,.. cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ dị vật và nối liền vết thương. Bên cạnh đó, các trường hợp đau khớp gối do thoái hóa khớp hay viêm gân có thể điều trị bằng châm cứu khớp gối.

Mục tiêu điều trị châm cứu khớp gối là giảm đau, giảm viêm, tăng sức mạnh cơ từ đó tăng sức mạnh cho khớp gối. châm cứu điện giúp cơ thể tiết ra những hoạt chất tương tự nhóm thuốc opioid, kích thích tiết endorphin tự nhiên. Đồng thời xung điện từ kim châm kích thích giảm viêm, giảm đau tại chỗ, kích thích cơ giúp các cơ được thư giãn. Hoạt động này là một phần trong cơ chế giảm đau tự nhiên của cơ thể. 

Châm cứu khớp gối nhắm tới các vị trí bị tổn thương như các vùng cơ, gân, xương khớp từ đó điều trị các bệnh có triệu chứng đau khớp gối. Châm cứu đưa các vùng bị tổn thương về trạng thái ban đầu, giải phóng các khối gân và cơ bị chèn ép. Đây được đánh giá là phương pháp trị liệu ít xâm lấn, đồng thời đã được chứng minh về tính an toàn và độ hiệu quả.

Lưu ý: Bệnh nhân có sức đề kháng kém, thể trạng yếu, viêm sốt toàn thân, viêm khớp nhiễm trùng hoặc phụ nữ có thai chống chỉ định điều trị châm cứu điện.

Những ưu điểm 

Ưu điểm của phương pháp châm cứu khớp gối bao gồm:

  • Điều trị lâu dài trong và sau khi khỏi bệnh
  • Không dùng thuốc, không tác dụng phụ
  • Thời gian 1 lần điều trị ngắn chỉ 15 – 20 phút
  • Có thể thực hiện tại nhà, ít ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc

Quy trình châm cứu điện

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị, đặt bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên giường, bộc lộ vùng đầu gối cần điều trị. Kiểm tra thể trạng bệnh nhân.
  • Bước 2: Châm kim tới các huyệt quanh đầu gối và huyệt khác như Độc tỵ, Tất nhãn, Túc tam lý, Dương lăng tuyền,…
  • Bước 3: Bật máy truyền xung điện qua kim tới các huyệt, từ từ điều chỉnh cường độ điện tới mức thích hợp. Trong quá trình trị liệu thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh nhân và các vị trí châm cứu.
  • Bước 4: Tắt máy, rút kim châm, để bệnh nhân nghỉ ngơi.

Tham khảo: https://haiminhtsc.vn/