Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm cho người trẻ

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng,chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nữa mà người trung niên, thậm chí là trẻ tuổi đều có nguy cơ gặp phải. Cụ thể các nhóm đối tượng sau có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao:

  • Nhân viên văn phòng ngồi lâu liên tục (6 - 8 giờ/ngày) hoặc ngồi sai tư thế, dẫn đến áp lực lên đĩa đệm.
  • Người có công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều và có lối sống thụ động như: lễ tân, tài xế, thợ may…
  • Nhóm người lao động phổ thông làm việc vất vả, thường xuyên khuân vác nặng nhọc hoặc bê vật nặng không đúng tư thế.
  • Người thừa cân, béo phì khiến cột sống chịu nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị tổn thương.

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và bảo vệ cột sống khi còn trẻ:

  • Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.
  • Không mang vác, nâng vật quá sức.
  • Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D và Chondroitin Sulfate nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Tham khảo: https://suckhoedoisong.