Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh thế nào?
Máu nhiễm mỡ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khó chữa khác như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh gan. Mặc dù máu nhiễm mỡ không gây hại ngay lập tức nhưng về lâu dài, nó có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng và khó điều trị.
Bệnh máu nhiễm mỡ gây tích tụ cholesterol ở thành động mạch và hình thành các mảng bám, làm thu hẹp lòng động mạch. Theo thời gian, lưu lượng máu qua động mạch bị giảm, không cung cấp đủ máu cho các bộ phận khác trong cơ thể, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc động mạch chi dưới.
Bệnh máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu, là tình trạng bất thường về lượng lipid trong máu. Tình trạng này có thể biểu hiện qua sự gia tăng của cholesterol xấu (LDL), chất béo trung tính hoặc sự suy giảm của cholesterol tốt (HDL). Đây là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh về mạch vành (CHD). Theo nghiên cứu, mỗi khi mức cholesterol tăng 1%, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng tăng theo tỷ lệ 1 - 2%.
Máu nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Bản thân tình trạng này không gây ra các triệu chứng rõ rệt ngay lập tức nhưng nó có thể dẫn đến các bệnh mạch máu nghiêm trọng, bao gồm bệnh động mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên.
Việc phát hiện sớm máu nhiễm mỡ là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Rất nhiều người lo lắng về vấn đề bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Mặc dù bệnh mỡ máu không gây tử vong trực tiếp nhưng hậu quả của nó có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể. Dưới đây là một số tác hại chính của mỡ máu cao:
Ảnh hưởng tới tim mạch
Mỡ máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây xơ vữa động mạch. Khi lượng mỡ trong máu tăng cao, cholesterol xấu (LDL) tích tụ trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa. Những mảng này làm hẹp lòng động mạch, khiến lưu lượng máu đến tim giảm. Hậu quả sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ tử vong.
Gây đột quỵ não
Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Mỡ máu cao, đặc biệt là do tăng cholesterol, gây lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa. Những mảng này có thể di chuyển đến mạch máu não gây hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Nếu mảng xơ vữa vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể gây tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến đột quỵ. Thống kê cho thấy, có tới 93% bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử rối loạn mỡ máu.
Ảnh hưởng đến huyết áp
Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Mỡ máu cao dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa, làm hẹp lòng mạch và giảm tính đàn hồi của thành mạch. Điều này gây tăng áp lực lên mạch máu, tăng huyết áp do tim phải làm việc nhiều hơn, tăng nhịp tim và sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước, dẫn đến cao huyết áp.
Gây bệnh gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều chất béo và cholesterol là nguyên nhân chính gây mỡ máu cao. Tất cả thức ăn đều được chuyển hóa qua gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều bệnh lý gan mật khác.
Giảm chức năng sinh lý
Mỡ máu cao cũng ảnh hưởng đến đời sống tình dục, cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng. Có tới 80% trường hợp nam giới tăng cholesterol máu bị rối loạn cương dương. Biểu hiện này thường xuất hiện sớm hơn các biến chứng tim mạch. Ở nữ giới, cholesterol cao cũng làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quan hệ vợ chồng.
Biện pháp phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Ở phần trên, chúng ta đã nắm được bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Để phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả, các bạn cần thực hiện như sau:
-
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ đào thải độc tố. Hạn chế sử dụng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt màu đỏ và da động vật chứa nhiều chất béo xấu, tránh xa thuốc lá và rượu bia bởi có thể làm tăng mức cholesterol trong máu.
-
Tập luyện thường xuyên: Hoạt động thể chất đều đặn giúp duy trì cân nặng lý tưởng, cải thiện tuần hoàn máu và giảm mức mỡ trong máu. Bạn nên tăng cường vận động hàng ngày, hãy cố gắng di chuyển thường xuyên như leo cầu thang hoặc đi bộ.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện các xét nghiệm định kỳ như đo mức cholesterol và triglyceride trong máu để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Các xét nghiệm này thường bao gồm kiểm tra lipid toàn phần, LDL, HDL và triglyceride.
Tham khảo: https://nhathuoclongchau.com.vn