Tầm quan trọng của việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV (cán bộ công nhân viên) là một trong những quy định bắt buộc của nhà nước ta nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm giữa doanh nghiệp với người lao động. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về mục đích tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV định kỳ là gì và một số vấn đề cần chú ý để quá trình trình khám bệnh diễn ra nhanh chóng.

1. Mục đích tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV 

Theo quy định của Bộ luật lao động thì định kỳ hàng năm, doanh nghiệp cần phải tổ chức khám sức khỏe cho CBCNV hoặc 6 tháng/ lần nhằm mục đích: 

  • Kiểm tra sức khoẻ và đánh giá thể trạng của toàn bộ nhân viên có phù hợp với vị trí công việc hiện tại hay không. 

  • Khám sức khỏe định kỳ là nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm đến đội ngũ nhân viên lao động của công ty. 

  • Kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe bất thường của nhân viên và có biện pháp điều trị nhanh chóng để đảm bảo chất lượng công việc không bị ảnh hưởng. 

  • Tạo niềm tin giữa cán bộ, công nhân viên, người lao động đối với chủ doanh nghiệp, từ đó sẽ tự thể hiện trách nhiệm của bản thân thông qua quá trình cố gắng để cùng công ty phát triển bền vững và mong muốn được gắn bó lâu dài. 

  • Đây còn là một chính sách để thu hút thêm nguồn nhân lực về làm việc cho công ty. 

2. Quy trình và nội dung khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp 

Tuỳ vào từng cơ sở y tế khác nhau mà quy trình thăm khám sức khỏe và nội dung kiểm tra sẽ có sự thay đổi ít nhiều. 

Quy trình kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp

Quá trình khám phải diễn ra theo trình tự các bước được sắp xếp một cách khoa học, diễn ra trong thời gian nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo kết quả chính xác, tránh nhầm lẫn. Thông thường, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV sẽ được sắp xếp theo một trình tự như sau: 

  • Đầu tiên, từng thành viên của doanh nghiệp sẽ bắt đầu làm thủ tục và nhận hồ sơ khám sức khỏe bao gồm việc hỏi một số thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý, kiểm tra thể lực,… 

  • Sau khi nhận hồ sơ, CBCNV sẽ nhanh chóng di chuyển đến địa điểm lấy máu xét nghiệm thường là máu và nước tiểu. 

  • Xét nghiệm xong thì người lao động sẽ được khám các chuyên khoa bao gồm khám tổng quát, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, mắt, phụ khoa (đối với nữ). 

  • Dựa trên những đánh giá khách quan, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X - quang, siêu âm, điện tâm đồ,… đề có kết luận chính xác nhất tình hình sức khoẻ của người lao động. 

  • Cuối cùng, người lao động sẽ nhận lại toàn bộ hồ sơ, kết quả kiểm tra và những tư vấn từ bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi,… Trong trường hợp phát hiện bệnh lý bất thường, bác sĩ sẽ thông báo và tư vấn kiểm  tra chuyên sâu để đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh bệnh trở nặng. 

Khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV của doanh nghiệp là khám gì?

Các danh mục khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV của doanh nghiệp được nêu rõ trong Thông tư 32/2023 TT-BYT. Người lao động sẽ được thực hiện các kiểm tra bao gồm: 

  • Khám lâm sàng bao gồm kiểm tra tổng quát cùng các chuyên khoa như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ xương khớp, da liễu, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt,… và khám ngoại. 

  • Khám cận lâm sàng với các kỹ thuật bao gồm siêu âm, chụp X - quang, điện tâm đồ, đo đường huyết, đo mật độ xương, xét nghiệm máu, nước tiểu,…

3. Những lưu ý khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV 

Trước khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV thì cả doanh nghiệp và người lao động cần nhớ những điều sau: 

  • Doanh nghiệp cần phải phổ biến trước với người lao động và lập danh sách, hồ sơ gồm đầy đủ thông tin cá nhân của từng thành viên.

  • Tìm kiếm và liên hệ đặt lịch với cơ sở y tế uy tín, lên kế hoạch cụ thể để đảm bảo quá trình khám diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 

  • Người lao động trước khi khám nên nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng để đảm bảo các kết quả xét nghiệm kiểm tra được chính xác. 

  • Với siêu âm tổng quát thì cần nhịn tiểu và uống nhiều nước để làm căng bàng quang.

  • Trường hợp bạn đang mang thai hoặc điều trị bất cứ bệnh lý nào hay đã mắc từ trước hãy thông báo với bác sĩ trong quá trình khám bệnh.

Tham khảo: https://medlatec.vn/