Kỹ năng kiểm soát cảm xúc mang đến lợi ích gì trong công việc?

Tranh luận trong giao tiếp rất được khuyến khích, tuy nhiên việc bất đồng về quan điểm dẫn đến cãi vã là kết quả không ai muốn. Điều đó không chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 người trở nên xấu đi mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi hay tâm trạng trong công việc. Vì thế, rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết để làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, lời nói khi giao tiếp.

 

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng bạn sử dụng để làm chủ tình cảm, tâm trạng của bản thân trong các tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn phải kìm nén, loại bỏ hay khống chế không thể hiện cảm xúc của bản thân ra ngoài. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người luôn có rất nhiều hoạt động cần giao tiếp, mỗi tình huống sẽ mang đến những cảm xúc khác nhau, cho nên kiểm soát tốt sẽ giúp bạn khống chế các suy nghĩ tiêu cực.

5 cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả

Kiểm soát cảm xúc là một phần trong kỹ năng giao tiếp, những người kiểm soát tốt luôn là những người thành công cả trong công việc và cuộc sống. Họ hiểu được rằng, cần phải điều chỉnh tâm lý, kiểm soát tâm trạng tiêu cực và giữ những thói quen tích cực. Những chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kinh nghiệm hữu ích để làm chủ cảm xúc của mình, từ đó đạt được các mục tiêu trong cuộc sống.

  • Điều chỉnh các hành động của cơ thể

Vẫn biết rằng, điều chỉnh cảm xúc luôn không phải là việc dễ dàng, nhưng chỉ cần kiên trì rèn luyện ắt sẽ thành công. Thường việc mất kiểm soát sẽ xảy ra khi bạn không đủ tỉnh táo, không làm chủ được các hành động của cơ thể. Khi điều đó xảy ra nó sẽ khiến có cảm xúc của bạn trở nên tiêu cực. 

Vì thế, ở tình huống này bạn cần cố gắng điều chỉnh, kiểm soát hành vi để trở lại trạng thái cân bằng. Một số cách điều chỉnh cơ thể bằng hành động bạn có thể tham khảo như: thả lỏng người, hít thở thật sâu, đổi các tư thế ngồi hoặc đứng để cơ thể thấy thoải mái hơn.

  • Kiểm soát cảm xúc bằng lý trí

Con người có khả năng quản lý cảm xúc của chính mình bằng lý trí, tức là phân tích hoàn cảnh, tình huống để bộc lộ cảm xúc một cách hiệu quả. Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ, nên hãy nhìn người khác bằng sự nhân ái và thái độ tích cực, sống tích cực là cách để hạn chế các cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ bi quan. 

  • Điều chỉnh cảm xúc bằng ngôn từ

Tình huống cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong bạn hay bạn cảm thấy mệt mỏi, than thở với sự vật sự việc xảy ra xung quanh. Lúc này, hãy sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ và động viên bản thân, để bạn điều chỉnh lại cảm xúc khi nhìn nhận về cuộc sống. Đây là cách kiểm soát tâm trạng rất hữu ích mà bạn nên rèn luyện hàng ngày để xây dựng cho mình những mối quan hệ tốt đẹp.

  • Quản lý cảm xúc nhờ rèn luyện sự tự tin

Sự tự tin, tức là đánh giá cao về bản thân là một cách bạn dùng trí tuệ để bộc lộc cảm xúc vui buồn, hờn giận… với con người, sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Sự tự tin sẽ giúp bạn tránh rơi vào trạng thái tiêu cực với những suy nghĩ vẩn vơ.

  • Kiểm soát và điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực

Loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực là điều mà ai cũng mong muốn, nó không chỉ khiến bạn trở nên yêu đời hơn, sống tích cực hơn mà còn mang đến rất nhiều lợi ích vô hạn trong cuộc sống và công việc. Để làm được điều đó, bạn cần nhớ: Không đổ lỗi, không tự bào chữa (hãy tự tin, sai thì nhận lỗi), không so đo tị nạnh, không than thở, phàn nàn mà hãy lời khen cho những người xung quanh.

Kiểm soát cảm xúc mang lại lợi ích gì trong công việc?

Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn là phẩm chất để bạn thành công, thăng tiến trong sự nghiệp của bản thân. Kiểm soát được cảm xúc sẽ giúp bạn thành công trong mọi công việc, từ nhân viên kinh doanh cần làm việc với khách hàng đó đến các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ. Bao gồm: 

  • Tránh phát sinh các tình huống xung đột

Bộc phát cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến các tình huống xung đột, việc để cảm xúc lấn át trong cuộc bàn bàn công việc sẽ khiến mâu thuẫn trở nên gay gắt và nhiều khi còn dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn. Những người không kiểm soát được cảm xúc hay có những quyết định sai lầm, đem cái nhìn chủ quan, yêu ghét cá nhân vào công việc, đây là điều tối kỵ.

Cho nên, việc kiểm soát cảm xúc tốt, để lý trí phân tích và đưa ra các lập luận chặt chẽ để phát huy hiệu quả công việc sẽ tốt hơn việc quyết định do cảm xúc chi phối. Luôn giữ sự khách quan, sáng suốt và tôn trọng các ý kiến bàn bạc, thảo luận để đưa ra quyết định là cách để tránh các xung đột.

  • Xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, kiểm soát và quản lý cảm xúc khi giao tiếp rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ luôn tốt đẹp, từ đó, cơ hội công việc, hợp tác sẽ thuận lợi hơn.

Các tình huống thể hiện cảm xúc thái quá như chửi bới, tranh luận bất chấp, … sẽ là yếu tố khiến cho mối quan hệ “chết dần”. Đặc biệt, nếu đó là đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng thì hậu quả nhận lại sẽ xấu hơn so với những gì bạn nghĩ đấy. Vì thế để giữ được các mối quan hệ tốt đẹp thì việc điều chỉnh kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết.

  • Chuyên nghiệp hơn trong mắt mọi người

Một người điềm tĩnh, hành xử văn mình lịch sử, giao tiếp đúng mực luôn được lòng mọi người xung quanh, trong công việc, sẽ được đánh giá chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp. Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là nền tảng mở ra các cơ hội cho bạn trong con đường thăng tiến sự nghiệp và giữ gìn các mối quan hệ, hỗ trợ và hợp tác hiệu quả. 

  • Không bộc lộ điểm yếu – tránh bị lợi dụng

Trong công việc, đôi khi không thể tránh khỏi những cuộc cạnh tranh giữa các động nghiệp, hay tranh chấp với các đối thủ, kiểm soát tốt sẽ tránh bị người khác lợi dụng điểm yếu của mình để chơi xấu. 

Ví dụ, họ biết bạn nóng nảy, tính hay bốc đồng thì họ sẽ lợi dụng điều đó để khiêu khích bạn trong một số tính huống khiến bạn tức giận và phản ứng tiêu cực. Điều này sẽ khiến bạn đánh mất hình ảnh của mình trong mắt đồng nghiệp khác hoặc đối tác, mất đi cơ hội làm việc, thăng tiên hay ký hợp đồng với khách hàng.

  • Ghi điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên

Người có hành vi cư xử đúng mực, quản lý được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp sẽ để lại hình ảnh đẹp trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Những người kiểm soát được cảm xúc thường sẽ là người hiểu biết, sống khôn ngoan, tích cực nên được mọi người tôn trọng và yêu mến.

Không chỉ tốt cho công việc mà cả cuộc sống hằng ngày, không để cảm xúc chi phối hành vi, lời nói và cử chỉ của mình sẽ có muôn vàn lợi ích, không hề có cái hại nào cho chính bạn. Chính vì thế, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc hằng ngày, thường xuyên và luôn để giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp, sống tích cực và văn minh để thành công. 

Tham khảo: https://www.vieclamtot.com/