Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Viêm gan B là một trong bệnh lý nghiêm trọng mà nhiều người mắc phải, là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan. Vì vậy, các lưu ý và thắc mắc như xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không, hay xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì cũng được nhiều người quan tâm.

1. Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

1.1. Trường hợp không cần nhịn ăn

Hai loại xét nghiệm viêm gan B phổ biến nhất hiện nay và tối thiểu cần được tiến hành là:

Xét nghiệm tổng quan gan với chức năng chính là kiểm tra, chẩn đoán nhiễm virus cầu viêm gan B. Ngoài ra, xét nghiệm này còn có khả năng thăm khám sức khỏe gan, tìm hiểu nguy cơ xơ gan hoặc các vấn đề khác. Kết quả dương tính cho biết bạn đã nhiễm virus viêm gan B, và ngược lại.

Hình thức xét nghiệm để tìm hiểu khả năng hoạt động của các kháng thể trong cơ thể người bệnh. Nếu kết quả là dương tính, thì cơ thể đã có miễn dịch với virus viêm gan B. Trường hợp này bệnh nhân không cần tiêm vắc-xin. Ngược lại, anti-HBs âm tính nghĩa là cơ thể chưa có kháng thể miễn dịch với virus viêm gan B. Vì vậy cần tiêm vắc-xin để phòng ngừa viêm gan B.

Xung quanh câu hỏi “Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?” các chuyên gia y tế cho biết người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường để đảm bảo sức khỏe, không cần lo ngại kết quả xét nghiệm viêm gan B bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân là vì virus viêm gan B chủ yếu truyền nhiễm, lây lan qua đường máu. Trong khi đó, các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm lại không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của loại virus đáng sợ này. Vì thế khi thực hiện 2 loại xét nghiệm trên, bạn không cần phải nhịn ăn. Ngược lại, có thể ăn lót dạ nhẹ trước khi lấy máu xét nghiệm nhằm tránh trường hợp bị tụt huyết áp do đói.

1.2. Trường hợp cần nhịn ăn

Ngoài hai kiểu xét nghiệm phổ biến đã đề cập, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm một vài xét nghiệm khác tùy thuộc triệu chứng và tình trạng hiện tại. Chẳng hạn như: Sinh thiết gan, đo nồng độ men gan, xét nghiệm kháng thể lõi virus (Anti-HBc), xét nghiệm kháng nguyên vỏ virus (HBeAG), v.v. Đối với những loại này, bạn có thể phải để bụng rỗng hoặc thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Ví dụ, khi xét nghiệm chức năng gan để xác định mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương gan, bệnh nhân cần để bụng trống trước khoảng 8 - 12 tiếng. Đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức uống nhiều cafein / cồn sẽ làm sai lệch kết quả. Bạn cũng nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm, bởi thức ăn có thể cản trở các bác sĩ xác định hình ảnh của gan.

1.3. Trường hợp khác

Đối với sinh thiết gan, nếu ăn no sẽ làm túi mật co bóp, giảm được nguy cơ chọc nhầm vào túi mật. Tuy nhiên nếu để dạ dày trống sẽ giảm nguy cơ nôn ói sau thủ thuật. Vì vậy, sinh thiết xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn hay không sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

2. Trước khi xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

Mặc dù không cần nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm viêm gan B thông thường, bệnh nhân cũng không nên ăn no hoặc quá nhiều. Thay vào đó, nên uống nhiều nước để hỗ trợ thanh lọc cơ thể và loại bỏ các chất độc hại. Đặc biệt, không nên dùng chất kích thích (như rượu bia) hoặc các món ăn gây hại cho gan trong vòng 2 ngày trước khi làm xét nghiệm để kết quả được chuẩn xác nhất.

Đồng thời, người bệnh cũng lưu ý nên làm xét nghiệm viêm gan B vào buổi sáng. Lúc này, gan vừa được nghỉ ngơi sau một đêm dài, nên được coi là thời điểm tốt nhất để có kết quả chính xác.

Tham khảo: https://www.vinmec.com/