Một số thoái quen cần thực tập để nâng cao sức khỏe tâm thần trong mùa dịch

Một năm cũ đã qua, Năm mới đang tới nhưng những tác động của đại dịch Covid 19 đến sức khỏe của chúng ta, nhất là sức khỏe tinh thần vẫn còn kéo dài.

Không thể biết Năm mới 2022 sẽ như thế nào cũng như chúng ta đã làm được những gì để giảm đi những đau thương mất mát trong năm vừa qua. Nhưng nếu chúng ta hướng về tương lai, học những thói quen lành mạnh mới để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đôi lúc, những thực tập này mang lại kết quả tốt không ngờ.

1. Ghi nhật ký về lòng biết ơn

Ghi nhật ký về những điều tích cực trãi qua trong ngày. Một thành công lớn hay một niềm vui nho nhỏ cũng có tác dụng giảm stress, cải thiện giấc ngủ hay tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Không quan trọng thời điểm để ghi nhật ký, miễn là bạn nên nên làm điều này hàng ngày sẽ tác động tốt đến tâm lý của bạn. Bạn nên ghi nhật vào một thời điểm nào đó trong ngày để tạo thành thói quen, lưu ý ít nhất đến một chuyện tốt đẹp nào đó để tỏ lòng biết ơn.

2. Hít 5 hơi thở sâu

Stress có thể gây ra các rối loạn cơ thể bao gồm các triệu chứng như đau dạ dày hay rối loạn đường ruột, tim đập nhanh. Bằng hít thở sâu, bạn có thể làm giảm đi tình trạng quá hưng phấn của hệ thần kinh giao cảm và kích thích hệ thần kinh giao cảm, giúp cơ thể nghỉ ngơi tốt hơn. Hít thở sâu không những làm cho bạn bình tĩnh hơn mà còn làm bạn ăn uống tốt hơn.

3. Uống đủ nước

Cơ thể người lớn chiếm tỉ trọng hơn 60% là nước. Nước giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể được tốt trong đó có các chuyển hóa của hệ thần kinh. Uống nước đủ hàng ngày giúp cải thiện tâm trạng của chúng ta. Thông thường một người trưởng thành cần uống 1,5-2 lít nước một ngày. Tuy nhiên, số lượng này có thể thay đổi tùy theo tình trạng thời tiết, cơ thể hay hoạt động trong ngày. Dấu hiệu cơ thể đủ nước là bạn không cảm giác khát, nước tiểu có màu trong hay vàng nhạt.

4. Chăm sóc da

Chăm sóc da là một thói quen không nên thiếu của chăm sóc cơ thể hàng ngày. Một cách đơn giản nhất là mang mặt nạ dưỡng da một tuần một lần. Trong khi chờ các dưỡng chất thấm vào da mặt, hãy thắp một ngọn nến, chơi một bản nhạc, đọc một cuốn sách hay đơn thuần chỉ nằm xuống cho cơ thể nghỉ ngơi

5. Tiếp xúc với thiên nhiên

Bỏ một ít thời gian đi ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành ngay cả khi trời lạnh cũng sẽ rất có ích cho cơ thể và tâm trí của bạn. Hòa mình với thiên nhiên sẽ cải thiện tâm trạng của bạn ngay cả khi đó chỉ là một quãng đường đi ngắn. Đây là một khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời cho một ngày làm việc căng thẳng. Để điện thoại của bạn ở nhà nếu có thể, khi đó bạn mới có thể tận hưởng đầy đủ môi trường thiên nhiên xung quanh.

6. Vài phút giãn cơ

Nếu tập thể dục là một việc quá sức với bạn thì vài phút giãn cơ mỗi ngày có thể làm sản sinh ra chất endophin (chất gây giảm đau và sảng khoái nội sinh) ngang bằng với tập luyện.

7. Gọi điện hay  thăm viếng bạn bè

Chú ý bố trí thời gian nói chuyện với bạn bè hay với những người xung quanh. Chỉ cần một cuộc nói chuyện chân tình bên ly café nóng có thể thay những gì không hay trong ngày.

8. Thử châm cứu

Một số nghiên cứu cho thấy châm cứu giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Châm cứu được cho thấy là có hiệu quả khá tốt khi các phương pháp điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc và tâm lý trị liệu không hiệu quả.

9. Nhờ giúp đỡ nếu thấy quá mệt mỏi

Nhờ ai đó làm giúp không phải là một dấu hiệu yếu đuối bởi vì đôi lúc bạn cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Bản tính con người là thích giúp đỡ người khác. Nhờ bố mẹ trông con bạn vài giờ hay nhờ vợ/chồng làm giúp việc mà bạn bỏ dở khi bạn mệt mỏi. Gọi món nhà hàng đem đến đôi lúc lại là điều hay hơn là lúc nào cũng cặm cụi trong bếp.

10. Làm tình nguyện

Làm tình nguyện được cho thấy làm giảm stress. Tuyệt hơn nữa khi làm tình nguyện giúp đỡ động vật. Các nghiên cứu cho thấy mối tương tác con người – động vật giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn stress hậu chấn thương.

11. Làm vườn

Làm vườn giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tập trung và chú ý. Sức khỏe tâm thần được tăng hoa khi làm vườn giữa thiên nhiên và ánh sáng mặt trời, giúp giảm huyết áp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự phối hợp giữa các bộ phận cơ thể.

12. Xem phim hài

Nếu bạn có một chuyện buồn thì xem phim hài có thể là một giải pháp hay. Nụ cười giúp bạn vượt qua tình trạng đó.

13. Làm chuyện tử tế

Tử tế là một chìa khóa cho sức khỏe tâm thần. Một hành động tử tế với người khác giúp bạn hiểu rõ những khó khăn của mình, gia tăng sự đồng cảm và thấu hiểu.

14. Sử dụng mạng xã hội khôn ngoan

Sử dụng mạng xã hội quá nhiều quả thể gây ra tình trạng lo âu, trầm cảm và cô đơn nhất là trong tình hình dịch bệnh kéo dài. Tuy nhiên, nếu dùng mạng xã hội có chủ đích, tiết chế thì những tác dụng tiêu cực đó sẽ giảm thiểu đi nhiều. Nếu bạn khổ sở cố gắng tránh xa mạng xã hội (khó có ai làm được như vậy) thì hãy thử dùng mạng xã hội một cách thông thái để cải thiện tâm trạng của bạn: giới hạn vào mạng bằng cách chỉ nên vào các trang tìm tòi, xem các video không phải suy tư nhiều hay đọc những chuyện vui.

15. Nghĩ ngơi trước khi đi ngủ

Stress và lo âu là hai nguyên nhân thường gặp nhất của rối loạn giấc ngủ. Bỏ điện thoại ra xa và tắt màn hình vi tính trước khi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn và giúp cải thiện tâm trạng. Đọc một cuốn sách hay, uống một cốc trà hay ăn một món ăn nhẹ, nói chuyện với người thân yêu hay làm bất cứ hành động nào giúp bạn cảm giác bình yên đều tốt cho giấc ngủ.

16. Thiền

Cho dù có bận rộn đến đâu, dành một ngày 5-10 phút để thiền sẽ có ích cho sức khỏe tâm trí của bạn. Hiện nay, có sẵn một số phần mềm hướng dẫn thiền sẽ giúp phương pháp thực hành này có thể thực hiện được cho phần lớn mọi người. Thiền giúp gia tăng lượng chất xám trong não, giúp cải thiện tâm trạng tốt.

Nếu ngồi thiền có thể gây khó khăn cho một số bạn thì thiền động cũng có tác dụng tương tự. Một số môn như: khí công, thái cực quyền được xem như lànhững bài thuốc cổ truyền phương Đông bao gồm các tư thế cơ thể, sự chuyển động nhịp nhàng và hơi thở điều hòa có tác động đến cả sức khỏe thân tâm. Đi bộ chậm, yoga hay giãn cơ cũng được xem như là những môn thiền động với những đặc điểm di chuyển cơ thể điều hòa và chú trọng vào hơi thở cũng có tác dụng tương tự.

17. Uống trà xanh

Bạn không nhất thiết phải bỏ ly café yêu thích bằng cốc trà xanh nhưng hãy thử uống thêm trà trong ngày. Một số nghiên cứu cho thấy trà làm giảm lo âu, tăng trí nhớ và sự tập trung.

18. Nói chuyện với nhà tâm lý trị liệu

Bạn không cần phải đến khi khủng hoảng mới tìm gặp nhà tâm lý. Những chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn xử trí stress tốt và thích ứng với các khó khăn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Biên tập từ Huffington Post và một số tài liệu khác

Bác sĩ - Trần Phạm Chí