Cách tránh các độc chất trong nhựa

Ngày nay nhựa là chất liệu được sử dụng rộng rãi, nó hiện diện trong nhiều đồ dùng hảng ngày, các trang thiết bị, máy móc…Ưu điểm của nhựa là nhẹ, bền, không thấm nước, chống ăn mòn, chống dẫn điện, có thể sử dụng nhiều lần.. Nhựa có thể được tổng hợp từ các chất liệu sinh học như carbonhydrate, bột, dầu thực vật nhưng chủ yếu là từ các sản phẩm hóa thạch như khí tự nhiên, dầu mỏ và than đá. Nhựa chúng ta sử dụng hàng ngày đa số được sản xuất từ dầu mỏ vì quá trình chế tạo khá đơn giản, rẻ và có thể sản xuất hàng loạt.  Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nhựa (từ sản phẩm hóa thạch) chứa hang nghìn chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như tàn phá môi trường. Tuy nhiên, rất khó để tránh tiếp xúc với nhựa trong cuộc sống hàng ngày vì nó có ở khắp nơi: nhựa gói đồ dùng, chai nhựa, nhựa trong đồ chơi và nhiều vật dụng phục vụ đời sống khác. Bài viết dưới đây trình bày các hóa chất độc hại thường có trong nhựa cũng như một số cách hạn chế tác hại của các chất này.

Phthalates

Phthalates là chất làm mềm nhựa, chất này được thêm vào để nhựa khỏi bị dòn vỡ. Chất này có đặc điểm là không gắn chặt với các phân tử nhựa nên dễ dàng di chuyển từ các vật dụng nhựa và cơ thể. Phtalates là chất gây tác hại lên hệ nội tiết có liên quan đến dị dạng cơ quan sinh dục của trẻ trai, giảm khả năng sinh sản, rối loạn phát triển, gây hen và tăng nguy cơ dị ứng. Phtalates tăng nguy cơ rối loạn phát triển hệ thần kinh.

Mặc dù chất này đã bị cấm sử dụng trong công nghệ làm đẹp ở châu Âu và cấm sử dụng trong đồ chơi trẻ em ở Mỹ từ năm 2008 nhưng vẫn còn được sử dụng rất thông dụng trong các vật phẩm nhựa hang ngày. Phtalates hiện diện trong nước tiểu ở 99% người được xét nghiệm.

BPA và chất thay thế BPA

Chất độc nhất trong nhựa có thể được xem là Bisphenol – A hay là BPA. Đây là chất gây tác hại đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. FDA đã cấm chất này có trong bình uống sữa và bình nước trẻ em từ năm 2012. Tuy nhiên, chất này vẫn còn hiện diện trong nhiểu vật phẩm nhựa khác.

Những chất trong nhóm Bisphenol thay thế BPA là BPS ít độc hơn gần đây lại được chứng minh là cũng gây độc không kém. Chất này cũng gây rối loạn hệ thống hormone như BPA. Bên cạnh BPA và BPS, những nghiên cứu gần đây cho thấy nhựa giải phóng các chất giống estrogen vào thức ăn hay dung dịch bên trong, những chất này có thể gây ung thư, vô sinh, gây bệnh tim cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

PVC

Polyvinyl Chloride hay PVC được biết nhiều là chất độc nhất cho sức khỏe và môi trường. Trong quá trình sản xuất, chất này phóng thích ra dioxin, phthalates, vinyl chloride, ethylene dichloride, chì, cadmium và các hóa chất độc hại khác. Chất này có thể phóng thích nhiều hóa chất độc hại vào nước, thức ăn được chứa bên trong, qua đó đi vào cơ thể.

Cách giảm thiểu tác hại các độc chất của nhựa

Lựa chọn các vật dụng đựng không phải là nhựa như bằng kim loại dùng cho cả nhà, cho người lớn và trẻ em.

Đựng thức ăn trong các vật dụng bằng thủy tinh hay sứ thay cho nhựa

Hạn chế sử dụng các vật dụng bằng nhựa PVC (có dấu hiệu tái chế số #3)

Tránh làm nóng hay chứa thức ăn nóng thức ăn trong túi nhựa hay vật dụng nhựa khác vì ở nhiệt độ cao, nhựa sẽ giải phóng các độc chất nhiều và nhanh hơn. Điều này hiện nay rất đáng quan ngại vì người dân có thói quen đựng thức ăn nóng trong các túi nhựa.